Tùy vào đặc tính của từng ngành mà lượng khí thải thoát ra môi trường có những đặc tính – thành phần các chất cũng khác nhau. Trong ngành công nghiệp, các chất thường thấy có thể kể đến như: CO2, SO2, H2S,... tro bụi trong các quá trình đốt nhiên liệu ở các xưởng: lò đốt than, lò đốt gạch, sản xuất xi măng, nhà máy nhiệt điện,...
Không chỉ trên thế giới mà ngay cả thị trường Việt Nam cũng đã và đang vận hành một số công nghệ tiên tiến như:
1. Tháp rửa khí
Cấu tạo bằng một khoang rỗng hình tròn hoặc hình chữ nhật, có chứa một lớp đệm bằng vật liệu rỗng (thường được làm bằng sứ, kim loại màu, nhựa,...) ở bên trong và thường xuyên được tưới nước trong quá trình hoạt động.
Nguyên lý hoạt động: Khí thải sẽ được dẫn từ dưới lên đi qua lớp vật liệu rỗng, các thành phần ô nhiễm ở dạng rắn khi tiếp xúc với bề mặt ướt được giữ lại và bị cuốn trôi xuống thùng chứa và xả ra định kì dạng bùn; các khí sạch thoát ra ngoài.
2. Tháp hấp phụ
Đây là phương pháp phân ly khí dựa vào sự hấp phụ của một số chất hấp phụ. Trong quá trình vận hành thì các phần tử khí gây ô nhiễm môi trường sẽ bị giữ lại khi tiếp xúc với bề mặt vật liệu hấp phụ. Tháp hấp phụ là một trong những tháp xử lý khí thải cũng được sử dụng rộng rãi để khử ẩm, khử mùi trong khí thải, khí độc, thu hồi hơi,....
3. Tháp gia nhiệt
Tháp xử lý khí thải gia nhiệt là phương pháp gia nhiệt hay còn gọi phương pháp thiêu đốt, bằng ngọn lửa trực tiếp thiêu trong ống khói hay buồng đốt riêng. Quy trình xử lý khí thải này được đánh giá là một trong những phương pháp an toàn và hiệu quả nhất.
Vậy vì sao có phương pháp xử lý khí thải này? Dựa vào đặc tính của các thành phần chính trong phần lớn các loại khí thải. Các chất này thường có mùi hôi, bị oxi hóa hoặc dễ cháy, sau quá trình phản ứng với oxi thì các chất này sẽ có ít mùi hơn. Thế nhưng để thực hiện được công nghệ này thì chi phí đầu tư và vận hành lớn hơn các công nghệ khác.
Ngoài các phương pháp, công nghệ xử lý khí thải trên, hiện nay trên thị trường cũng còn có một số công nghệ xử lý khí thải khác như:
- Xử lý bằng phương pháp thiêu đốt.
- Xử lý bằng phương pháp lọc sinh học.
- Xử lý bằng phương pháp lọc tĩnh điện.
- Xử lý bằng phương pháp hấp thụ.