Cách vận chuyển, lắp đặt, vận hành và bảo trì quạt công nghiệp
1. Vận chuyển
+ Trong quá trình vận chuyển cần cố định quạt chắc chắn, tuyệt đối không để va đập gây biến dạng, hư hỏng các chi tiết của quạt.
+ Vận chuyển và bốc xếp nhẹ nhàng, tránh chấn động mạnh gây xê dịch các mối ghép và ảnh hưởng tới động cơ.
+ Không để động cơ của quạt bị ngấm nước, hóa chất, bụi bẩn và tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao hoặc bị gẫy vỡ, móp méo hộp cực, nắp bảo hiểm cánh gió và cánh tản nhiệt.
2. Lắp đặt
+ Trước khi lắp đặt cần kiểm tra kỹ tất cả các chi tiết của quạt, đảm bảo không bị biến dạng.
+ Phải đảm bảo giữ gìn các mối ghép trên quạt luôn chắc chắn, không bị xê dịch, trôi lỏng so với vị trí đã được kiểm tra khi xuất xưởng.
+ Quay thử cánh quạt bằng tay, đảm bảo cánh quay nhẹ nhàng, không bị chạm thân quạt và động cơ, không có tiếng kêu lạ…
+ Quạt phải được lắp đặt ở những vị trí đảm bảo an toàn cho người và tài sản xung quanh.
+ Vị trí lắp đặt phải đảm bảo chắc chắn và có thể tháo lắp bảo dưỡng, sửa chữa dễ dàng khi cần.
+ Trường hợp quạt đặt ngoài trời cần có mái che mưa nắng để đảm bảo an toàn, tăng tuổi thọ của quạt và động cơ điện.
+ Trường hợp lắp quạt hút mà cửa hút không đấu nối với hệ thống đường ống thì phải có lưới bảo vệ để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình vận hành.
+ Khi lắp đặt quạt cần phải đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật cơ khí, và định vị quạt ở vị trí chắc chắn nhằm giúp quạt vận hành ổn định.
+ Đối với động cơ điện 1 pha cần kiểm tra xiết chặt các tiếp điểm tụ và nguồn trước khi vận hành.
+ Đối với động cơ điện 3 pha phải đảm bảo đủ điện áp (380v ≤ Uđm≤ 410v)
+ Không tự ý thay đổi cầu đấu nối mà nhà sản xuất đã đấu nối.
+ Ở những nơi có điện áp nguồn (220/380v): đấu nối sao (Y) với động cơ(220/380v)
+ Đấu nối tam giác (▲)với động cơ (380/660v).
+ Với động cơ công suất lớn trên 11kw, nhà sản xuất khuyến cáo nên lắp đặt tủ điện khởi động sao – tam giác (Y/▲).Hoặc sử dụng thiết bị khởi động mềm, biến tần.
+ Để đảm bảo hoạt động hiệu quả, tăng tuổi thọ cho quạt và động cơ cần sử dụng tủ điều khiển nhằm tránh tình trạng động cơ bị cháy do yếu tố chủ quan như: Mất pha, Lệch pha, Thấp áp, Vượt áp, Ngắn mạch, Quá tải
+ Ở những nơi có điện áp nguồn (110/220v), đấu nối tam giác (▲) với động cơ (220/380v), tuyệt đối không lắp đặt và sử dụng với động cơ (380/660v).
3. Hướng dẫn vận hành
+ Người vận hành phải là người có chuyên môn về điện.
+ Trước khi cho quạt hoạt động cần kiểm tra kỹ nguồn điện, đảm bảo cánh không bị kẹt, bulong, đai ốc không bị lỏng.
+ Đối với quạt chạy gián tiếp cần đảm bảo dây đai không bị trùng, lệch puly.
+ Trong quá trình hoạt động cần thường xuyên kiểm tra nhiệt độ động cơ, dòng điện, điện áp, nhiệt độ gối đỡ; nếu có hiện tượng bất thường cần dừng quạt để xử lý kịp thời.
4. Bảo trì định kỳ
+ Định kỳ hàng tháng kiểm tra tổng thể, vệ sinh thân quạt và động cơ nhằm tránh tình trạng rỉ xét, ẩm ướt làm giảm cách điện.
+ Thường xuyên vệ sinh cánh, đảm bảo cánh không bị mất cân bằng.
+ Đối với quạt sử dụng gối đỡ bôi trơn bằng dầu:
- Phải đảm bảo lượng dầu đạt 1/2 mắt thăm dầu, thay dầu lần đầu tiên sau khi quạt hoạt động được 150h, định kỳ các lần tiếp thie sau 1000h hoạt động.
- Phải đảm bảo lỗ thông khí của gối luôn thông, thường xuyên kiểm tra phớt, xiết lại bulong giữ phớt ở hai đầu gối đỡ nhằm tránh hiện tượng rò rỉ.
+ Trường hợp gối đỡ làm mát bằng nước, nếu quạt làm việc ở môi trường nhiệt độ cao ≥200 độ C thì phải thiết kế đường nước cấp cho gối để làm mát dầu và làm mát vòng bi.
+ Đối với quạt sử dụng gối đỡ bôi trơn bằng mỡ, phải đảm bảo lượng mỡ bằng 2/3 khoảng trống vòng bi và được kiểm tra thường xuyên.
+ Đối với quạt chạy gián tiếp: cần kiểm tra thường xuyên, đảm bảo dây đai (coroa) không bị chùng và gião.