Tác hại của bụi sơn với sức khỏe công nhân

Email: minhanphat1998@gmail.com

Hotline: 0933 775 345

Tác hại của bụi sơn với sức khỏe công nhân
Ngày đăng: 05/07/2024 09:14 PM

     Bụi sơn là các hạt có kích thước nhỏ, nhưng lại có mùi khó chịu và màu sắc sặc sỡ khác nhau tương ứng với từng loại sơn. Tùy thuộc vào cách người thợ sử dụng sơn mà lượng bụi sơn nhiều hay ít. Nếu dùng chổi quét thủ công, bụi sơn sẽ ít hơn dùng súng phun. Một số nhà máy công nghệ sử dụng buồng sơn hiện đại nên lượng bụi sơn cũng giảm đi.

 

     Dẫu vậy, bụi sơn vẫn chứa hàng tỷ chất độc hại nguy hiểm và dễ bay hơi vào không khí, tạo mùi hôi khó chịu. Dù đã quét bằng chổi hay không nhìn thấy chúng, những chất độc hại trong sơn vẫn có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

 

 

Nhiễm chì, ảnh hưởng thần kinh


     Chì có trong sơn có thể tạo màu sắc và chống gỉ cho tường nhà. Tuy nhiên, chúng lại gây ra hiện tượng nhiễm chì, ảnh hưởng đến thần kinh như: Đau đầu, mất tập trung, mất ngủ kéo dài, nôn vào buổi sáng sớm,... Một số người gặp phải triệu chứng sau khi tiếp xúc với chì nồng độ cao: Tiêu chảy, đau cơ, mệt mỏi, giảm ham muốn,...

 

Suy hô hấp do hít phải lượng thủy ngân lớn


     Chất giúp bảo vệ, chống nấm mốc tường. Nhưng nếu người hít phải lượng thủy ngân quá lớn, có thể gây suy hô hấp, khó thở, lơ mơ, co giật, nôn mửa. Thường xuyên tiếp xúc với chúng còn gây tổn thương thần kinh, ung thư phổi.

 

Giảm trí nhớ do tiếp xúc với dung môi hòa tan

 


     Dung môi giúp các dung dịch sơn dễ hòa tan, nhưng lại là những chất độc hại với hệ thần kinh. Nếu con người thường xuyên tiếp xúc với lượng lớn chất này, họ sẽ bị đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, lười ăn. Người lao động làm việc lâu ngày trong điều kiện môi trường dung môi cao dễ bị giảm trí nhớ và dễ có nguy cơ ung thư cao.

 


Bụi màu xâm nhập vào phổi, gây tắc nghẽn


     Thành phần chất bụi màu trong sơn có kích thước nhỏ, dễ dàng xâm nhập vào phổi, gây ra căn bệnh hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính viêm phế quản,... nếu người lao động tiếp xúc lâu ngày, mà không biện pháp phòng tránh bảo vệ.

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Zalo
Hotline