Với sự phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất, công nghiệp như hiện nay thì vấn đề an toàn lao động, sức khỏe của công nhân lao động và mọi người xung quanh ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Được sản sinh ra trong quá trình sản xuất, bụi là tác nhân chính gây ra rất nhiều loại bệnh cho con người và ảnh hưởng trực tiếp đến thành phẩm. Vậy để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của bụi cũng như không làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đòi hỏi phải có những biện pháp xử lý khoa học nhất.
Định nghĩa về bụi
Bụi là tập hợp những vật chất rất bé ở trạng thái lơ lững trong không khí, có kích thước nhỏ bé, tồn tại lâu trong không khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung nhiều pha gồm hơi, khói, mù. Bụi có 2 dạng cơ bản là bụi hữu cơ tức là loại bụi được sinh ra từ động vật hay thực vật như bụi lông, bụi xương, bụi bông, bụi gỗ,... và bụi vô cơ sinh ra do quá trình khai thác kim loại, khoáng vật hay chế biến. Thông thường bụi bay sẽ có kích thước từ (0.001-10)µm bao gồm tro, muội, khói và những hạt rắn được nghiền nhỏ. Bụi có thể thấy rõ nhất bằng mắt thường, kính hiển vi hoặc kính hiển vi điện tử.
Tác hại cơ bản của bụi
Đối với con người
- Bụi bay thường gây tổn thương nặng cho cơ quan hô hấp
- Bụi lắng thường gây tổn hại cho da, mắt, gây nhiễm trùng, gây dị ứng da,...
Đối với môi trường:
- Giảm cường độ ánh sáng mặt trời.
- Tăng sự mài mòn chi tiết máy.
- Giảm sự phát triển của thực vật.
- Tạo môi trường cho các vi khuẩn có hại phát triển.
Đối với máy móc, nhà xưởng
- Bám vào máy móc thiết bị làm giảm tuổi thọ của máy móc, thiết bị.
- Bám vào các ổ trục làm tăng ma sát.
- Bám vào các mạch động cơ điện gây hiện tượng đoãn mạch và có thể làm cháy động cơ điện.
- Ảnh hưởng đến thành phẩm trong quá trình sản xuất.