Bảo trì hệ thống thông gió, làm mát nhà xưởng
Hệ thống thông gió làm mát áp suất, sử dụng máy làm mát kết hợp ống dẫn gió và hệ thống làm mát tạo áp suất dương với sự có mặt của tấm làm mát, quạt công nghiệp là hai phương án phổ biến nhất được lựa chọn lắp đặt trong các nhà xưởng công nghiệp, trang trại chăn nuôi, trồng trọt hiện nay nhằm khắc phục tình trạng nắng nóng, làm mát hiệu quả cũng như mang lại luồng khí tươi tự nhiên, đảm bảo sức khỏe cho đối tượng sử dụng.
Bất kể một thiết bị, đồ dùng nào cũng cần được vệ sinh, bảo dưỡng trong quá trình làm việc của nó, vì thế hệ thống thông gió, làm mát bao gồm quạt công nghiệp, tấm làm mát, máy làm mát và những bộ phận đi kèm khác cũng không ngoại lệ.
1. Tại sao phải vệ sinh, bảo trì hệ thống thông gió, làm mát nhà xưởng?
Đơn giản để trả lời cho câu hỏi này nhất chính là để đảm bảo chính lợi ích của người trực tiếp sử dụng. Đối với chủ đầu tư, việc thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng cho hệ thống cũng đồng nghĩa với việc tiết kiệm chi phí thay thế thiết bị bởi tuổi thọ của sản phẩm sẽ được lâu bền và kéo dài hơn. Một hệ thống thông gió, làm mát sạch sẽ, vận hành tốt cũng sẽ mang lại sự thoải mái và an toàn cho công nhân lao động và thiết bị máy móc trong nhà xưởng.
Trước hết, một hệ thống thông gió làm mát đảm bảo và vận hành hiệu quả lâu bền phải đồng nghĩa rằng, các thiết bị cấu thành nên hệ thống luôn khỏe và đạt chất lượng. Mỗi sản phẩm lại có cách bảo trì khác nhau. Vậy, các bước bảo vệ thiết bị đó như thế nào là chính xác và đạt hiệu quả.
2. Cách bảo trì Quạt công nghiệp
Không những cần phải làm khỏe động cơ quạt mà việc vệ sinh, làm sạch các bộ phận thiết bị cũng quan trọng không kém.
Vệ sinh quạt: Chỉ cần một vài thao tác định kỳ sẽ giúp thiết bị loại bỏ bụi bẩn dễ dàng, hạn chế những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dùng. Dùng nước tẩy rửa chuyên dụng và khăn vải mềm để lau sạch những ngóc ngách của bộ phận quạt. Có thể lấy một chút mùn cưa để đồ vào những nơi bị dính nhiều dầu mỡ. Lau sạch lại một lần nữa và dùng chổi cọ để quét hết những bụi bẩn còn sót lại.
Đường dây và nguồn điện: Kiểm tra định kỳ để đảm bảo thiết bị công nghiệp không bị rỉ sét, ẩm ướt hay hở đường điện.
Kiểm tra và bảo trì các bộ phận thiết bị: Bảo trì động cơ quạt bằng cách tra dầu hoặc mỡ tùy vào từng loại quạt. Kiểm tra các chi tiết thuộc động cơ như: Siết lại chân đế, đầu cốt của động cơ; kiểm tra cách điện động cơ; tra dầu mỡ cho ổ bi, đặc biệt là đối với thiết bị chạy liên tục.
Đối với phần gối đỡ: Bổ sung lượng dầu mỡ nếu thiếu, phớt đảm bảo kín không bỉ rỉ dầu. Dây đai, Puly (đối với quạt chạy gián tiếp): Căn chỉnh đảm bảo dây không bị chùng hoặc căng quá; hai puly phải thẳng hàng và không bị rơ so với trục.
3. Cách bảo trì tấm làm mát
Trước hết để quá trình sử dụng thiết bị tấm làm mát được lâu dài, nên tránh tối đa những nguy cơ gây hại từ bên ngoài tác động vào, nghĩa là bảo vệ thiết bị hệ thống ngay từ ngày đầu vận hành.
Nên sử dụng nguồn nước hạn chế các hàm lượng như Canxi, CO2, và Sunfat nhằm tránh gây ứ đọng, hư hại cho tấm làm mát.
Lưu ý, tấm làm mát cooling pad cần thời gian nghỉ trong khoảng 2-3h trên mỗi 24 giờ vận hành để được khô ráo, ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật.
Hạn chế ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào bồn nước, ống dẫn và tấm coolpad để ngăn ngừa sự phát triển của rêu và kích thích vi khuẩn phát triển.
4. Bảo dưỡng tấm làm mát và hệ thống như thế nào là hợp lý?
Thời gian bảo trì thích hợp: Phụ thuộc vào yếu tố môi trường ngoại cảnh cũng như nguồn nước sử dụng của hệ thống trong quá trình vận hành để có thời gian bảo dưỡng thích hợp, thông thường khoảng 6-12 tháng.
Vệ sinh tấm làm mát và các bộ phận liên quan: Làm sạch, vệ sinh bồn nước và hệ ống dẫn nước và các tấm làm mát định kỳ để chất bẩn không tích tụ. Riêng đối với tấm làm mát, nên pha loại nước tẩy rửa chuyên dụng cho vào bình, dùng vòi xịt tự động có lực vừa đủ để phun đều trên bề mặt tấm làm mát. Sau khoảng 6-8 tiếng, rửa trôi lại thiết bị để các mảng bám di chuyển xuống máng bên dưới và đi vào hố đựng chất thải.
Thay thế thiết bị: Sau thời gian sử dụng khoảng 5-7 năm, nên thay thế hoàn toàn tấm làm mát cooling pad vì lúc này, chất lượng tấm làm mát không đủ để làm mát, hạ nhiệt luồng không khí đi vào bên trong nhà xưởng.
5. Cách bảo trì máy làm mát
+ Vệ sinh máy: Rút phích cắm của thiết bị và tiến hành các bước vệ sinh máy làm mát. Dùng khăn ẩm để lau từng bộ phận tay có thể đưa tới được. Các tấm lọc và bộ phận có thể tháo rời, được phép tiếp xúc với nước nên mang đi rửa để loại bỏ các bụi bẩn.
+ Tra dầu động cơ: Một số bộ phận quan trọng và hoạt động cần có sự góp mặt của dầu mỡ cần được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ, cụ thể như động cơ, trục quay của cánh quạt. Người dùng có thể tự mình thực hiện các thao tác này một cách đơn giản bằng cách sử dụng loại dầu mỡ chuyên dụng được bán trên thị trường tra nhỏ giọt vào vị trí cần được bôi trơn.
+ Hệ thống bơm: Máy làm mát có thể đưa nước lên tấm làm mát là nhờ hệ thống bơm, vì thế cần kiểm tra thường xuyên toàn bộ hệ thống phân phối nước, kịp thời phát hiện những rò rỉ để khắc phục, ngăn chặn tình trạng xấu hơn.
+ Bảo trì cánh quạt: Lau chùi, vệ sinh sạch sẽ cánh quạt vì đây là bộ phận trực tiếp đẩy luồng gió tươi mát đến cho người dùng. Nên kiểm tra cánh quạt có lỏng lẻo và nứt hãy hay không để thay thế.
+ Bảo trì tấm làm mát: Vệ sinh bằng cách tháo các tấm làm mát, lau rửa trực tiếp với dung dịch tẩy rửa chuyên dụng và làm sạch lại với nước. Tuy nhiên, nên thay thế định kỳ các tấm làm mát mới để đảm bảo chất lượng và hiệu quả làm mát.
Trên đây là một số lưu ý khi sử dụng và cách vệ sinh, bảo trì các hệ thống thông gió làm mát phổ biến hiện nay trong nhà xưởng. Mỗi thiết bị có mặt trong từng hệ thống khỏe mạnh, nghĩa là toàn hệ thống thông gió làm mát đó sẽ sử dụng hiệu quả và lâu bền.